Nấm Linh chi (Ganoderma Licidum) còn gọi là Reishi được biết đến như một loại nấm lớn với nhiều lợi ích đáng chú ý cho sức khỏe. Những thành phần hoạt chất được tìm thấy trong nấm Linh chi bao gồm polysaccharides, dietary fibers, oligosaccharides, triterpenoids, peptides và proteins, alcohols và phenols, các loại khoáng (kẽm, đồng, I ốt, selen và sắc), các vitamins và các aminoacid. Các thành thành phần có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong nấm Linh chi có nhiều đặc tính để chữa trị các bệnh khác nhau như bệnh gan, viêm gan mãn tính, viêm thận, tăng huyết áp, tăng lipid máu, viêm khớp, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, hen suyễn, loét dạ dày, xơ vữa động mạch, giảm bạch cầu, tiểu đường, biếng ăn và ung thư. Mặc dù có rất nhiều tài liệu hiện có, G. lucidum chủ yếu được sử dụng như một chất tăng cường miễn dịch và bổ sung sức khỏe, không phải để điều trị. Quá trình nuôi trồng kiểm soát các điều kiện nuôi trồng phù hợp quyết định phần lớn đến chất lượng nấm.
Khả năng trị liệu của nấm Linh chi
Tai nấm, sợi nấm, và bào tử Linh chi chứa khoảng 400 hợp phần có hoạt tính sinh học khác nhau, trong đó các thành phần chiếm đa số là triterpenoids, polysaccharides, nucleotides, sterols, steroids, acid béo, protein/ peptides, và các khoáng vi lượng. Một số sản phẩm G. lucidum đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng và có sẵn dưới dạng xi-rô, thuốc tiêm, thuốc uống, dung dịch và hỗn hợp.
Tác dụng dược lý của G. lucidum dựa trên hoạt động điều hòa miễn dịch mạnh mẽ và khả năng tiềm tàng của nó, hỗ trợ và tăng cường chức năng hệ miễn dịch vì sự hiện diện của hơn 400 hoạt chất có thể được hòa tan trong nước, hòa tan trong các dung môi hữu cơ, hòa tan trong các chất bay hơi. Nâm Linh chi có thể được xem là một giải pháp thay thế cho các liệu pháp điều trị bệnh bạch cầu, ung thư biểu mô, viêm gan, tiểu đường.
Khả năng kháng khuẩn
Nhiều loài nấm linh chi được nghiên cứu rộng rãi và đã cho thấy nó chứa đựng những thành phần có khả năng kháng khuẩn. Nó có khả năng ức chế vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương thậm chí cả hai. Chiết xuất methanol của sợi nấm và chiết xuất gốc của nấm linh chi có khả năng ức chế trực khuẩn (Bacillus subtilis). Nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất nấm Linh chi được thêm vào với 4 loại kháng sinh đã biết cho thấy sự gia tăng hoạt tính kháng khuẩn.
Nhiều thành phần như ganomycin, triterpenoids trong chiết xuất của nhiều loài nấm linh chi có một phổ rộng của thí nghiệm hoạt độ kháng khuẩn in vitro. Các thành phẩn kháng khuẩn của chiết xuất trong dầu và chiết xuất trong methanol của nấm Linh chi được báo cáo là chống lại đa kháng thuốc của Staphylococcus aureus. Chiết xuất Linh chi thô và tinh khiết cho thấy khả năng chống lại việc kháng kháng sinh của Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumonia, S. aureus, Bacillus cereus, và Actinomyces sp. Khả năng khangs khuẩn của chiết xuất ngoại bào của nấm linh chi được nghiên cứu sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa. Chiết xuất ngoại bào cho thất khả năng chống lại sự kháng kháng sinh của B.subtilis, E.coli, và Klebsiella.
Khả năng kháng nấm
Viêc tìm ra chất chống nấm mới là hết sức cần thiết vì các loại thuốc kháng nấm không khả dụng hoặc không có sẵn cho việc điều trị cho các bệnh nhân suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng bởi các chất độc do các loại nấm ký sinh gây ra trên vật chủ. Một Protein kháng nấm 15-kDa, ganodermin, được phân lập từ tai nấm linh chi cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của Botrytis cinerea, Fusarium oxysporum, và Phylasospora piricola. Chiết xuất thô và tinh của nấm linh chi cho thấy khả năng kháng nấm hiệu quả đối với Penicillium oxalium, P.chysogenum, Candida albicans, Pache dermatitis, Malassezia sloffiae, M. sympodialis, Aspergillus niger, A. flavus, A. tamarri, và Fusarium oxyporum.
Khả năng kháng Virus
Mục đích chính của hệ thống thuốc kháng virus là các tác nhân kháng virus mới đặc biệt ức chế sự nhân lên của virus mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. Nghiên cứu in vitro cho thấy thành phần triterpenoids từ nấm linh chi là một chất chống virus tìm năng. Nhiều báo cáo cho thấy rằng phần trọng lượng phân tử thấp của dịch chiết lỏng nấm linh chi gấy ức chế mạnh mẻ đối với sự nhân lên của virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV loại I (HIV-I).
Dịch chiết nước và methanol của nấm linh chi được báo cáo cho thấy khả năng chống lại virus Herpes simplex (HSVs) và virus Vesicular stomatitis, polysaccharide liên kết protein có tính acid phân lập từ nấm linh chi cũng có các hoạt tính chống mụn rộp. Ganoderiol F và ganodermanotriol được phân lập từ tai nấm linh chi cho thấy hoạt tính chống sự tăng trưởng của virus HIV-1, với nồng độc ức chế 7.8μg/mL, lucidenic acid O và lucidenic lactone ức chế hoạt động phiên mã ngược của virus HIV-1. Một loại proteoglycan được phân lập từ sợi nấm linh chi cho thấy khả năng hoạt động chống lại sự tăng tiết của HSV-1 và HSV-2. Hoạt tính chống co thắt cũng được nhận thấy đối với dịch chiết trong ethyl acetate của nấm linh chi với 79% sự ức chế tại nồng độ 4.9 μg/mL.
Khả năng phòng chống khối u
Các Polysaccharide (β-D-glucans, heteropolysaccharides, và glycoproteins) được phân lập từ nấm linh chi được chứng minh là có khả năng chống khối u Sarcoma 180 ở chuột. Tìm năng của chức năng miễn dịch được trung gian mởi polysaccharides, được cho là cơ chế chính của thư về hoạt động chống khối u của nấm linh chi. Trong số nhiều polysaccharides, hoạt tính của β-D-glucans có khả năng đáp ứng cho khả năng chống khối u. Hợp chất từ nấm linh chi ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư máu (K562) theo liều lượng và thời gian phụ thuộc vào liều lượng và thời gian và gây ra sự biệt hóa của chúng thành các tế bào hồng cầu trưởng thành dạng hạt.
Triterpenoids, như ganoderic acid T-Z được phân lập từ nấm linh chi cho thấy khả năng gây độc tế bào ung thư gan trong in vitro. Lanostanoid; 3β-hydroxyl-26-oxo-5α-lanosta-8,2-4-dien-11-one; và steroid, esgosta-7, 22-diene-3β,3α,9α-triol, được phân lập từ tai nấm linh chi được chứng minh có tác động ức chế trong keratin hình thành dòng tế bào khối u (KB cells) và tế bào ung thư gan (PLC/PRF/5).
Một khối u có ngưỡng ức chế khoàng 50%. Được quan sát trên ung thư tế bào gan ở người (BEL-7402) và tế bào ung thư dạ dày (MGC-803) được điều trị với chiết xuất chloroform của nấm linh chi (nồng độ 0.125 mg/mL). Polysaccharides GP-1 và GP-2 chiết xuất từ nấm linh chi băng phương pháp siêu âm được quan sát tăng sinh và mà hoạt động nội bào chất lỏng của đại thực bào một cách hiệu quả như một hiệu ứng ức chế hiệu quả trên tế bào ung thư vú ở người (MDA-MB-231). Nó cũng được quan sát được khả năng kháng khối u của GP-1 và GP-2 gia tăng với sự tham gia của những yếu tố kháng khối u được gây ra từ đại thực bào bởi một phần nhỏ polysaccharides. Dịch chiết nước và methanol của nấm linh chi cho thấy khả năng chống khối u rắn hiệu quả gây ra ở tế bào ung thư biểu mô cổ trướng.
Đặc tính kháng viêm
Chức năng kháng viêm của chiết xuất nấm linh chi được báo cáo trong HT-29 tế bào ung thư biểu mô ruột kết ở người. Dịch chiết nấm linh chi trong ethyl acetate giàu ganoderic acid cho thấy khả năng chống viêm toàn thân và tại chỗ trong dầu croton gây ra ở tai chuột trong một thí nghiệm kiểm tra nhiễm trùng. Bốn loại ganoderic acids được phân lập từ nấm linh chi được tìm thấy có khả năng ức chế 12-O-tetradecanoylphorbol-3ace-tate gây ra nhiễm trùng ở tai chuột.
12 loai hợp chất bao gồm triterpenoids và steroids từ nấm linh chi được đánh giá băng cách xác định ảnh hưởng ức chế trên các chất trung gian ức chế giải phóng từ bạch cầu trung tính, tế bào mast và đại thực bào trong in vitro. Các hợp chất cho thấy ảnh hưởng ức chế hiệu quả trong giải phóng β-glucuronidase từ bạch cầu trung tính thỏ.
Có hơn 140 lanostanoid triterpenes khác nhau có khả năng chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh trong nấm linh chi. Triterpenes chiếm ưu thế là ganoderic acids A-Z. Ganoderic acid C được tìm thấy có có khả năng kháng viêm mạnh mẻ nhất , được chứng minh bằng thí nghiệm in vitro, chẳng hạng histamine giải phóng từ tế bào mast.
Khả năng kháng viêm của dịch chiết nấm linh chi trong chloroform được nghiên cứu do carrageenan (một chất được chiết xuất từ tảo biển màu đỏ và tím, bao gồm một hỗn hợp các polysaccharid. Nó được sử dụng như một chất làm đặc hoặc chất nhũ hóa trong các sản phẩm thực phẩm.) gây ra viêm cấp tính và formalin gây ra viêm mãn tính triên mô hình chuột. Chiết xuất cho thấy khả năng kháng viêm đáng chú ý trong cả 2 mô hình khi so sánh với chuẩn đối sánh là thuốc diclofenac.
Khả năng hạ đường huyết
Hai loại glycans khác nhau từ nấm linh chi được báo cáo có khả năng hạ đường huyết hiệu quả trên chuột. Cơ chế của các loại glycans được nghiên cứu nhiều bở các nhà khoa học ở Nhật.
Trên chuột, Tác dụng hạ đường huyết được cho thấy bởi polysaccharide chiết xuất từ tai nấm linh chi; hoạt động giải phóng isulin của nó gây ra bởi sự tạo điều kiện thuận lợi cho dòng Ca2+ vào các tế bào tuyến tụy. Ganopoly có khả năng làm giảm lượng đường trong máu trong 71 bệnh nhân tiểu đường type 2.
Hiệu quả hạ đường huyết của chiết xuất nấm linh chi trong nước được nghiên cứu ở chuột tăng đường huyết thông thường và do streptozotocin gây ra.
Liều dùng đáp ứng phụ thuộc, lượng nấm linh chi giảm thức ăn đầu vào, cân nặng và huyết thanh glucose và lượng huyết thanh isuline gia tăng trong cả chuột tăng đường huyết thông thường và do streptozotocin. Điều này cũng cải thiện huyết thanh lipid trong cả động vật thông thường và động vật tiểu đường, chiết xuất nước của nấm linh chi đã bảo vệ chuột chống lại tiểu đường do streptozotocin gây ra. Sau 28 ngày điều trị với polysaccharides từ nấm linh chi, trọng lượng cơ thể và ngưỡng huyết thanh isuline của chuột đã đươc điều trị với polysaccharides từ nấm linh chi cho thấy sự gia tăng đáng kể hơn nhóm kiểm soát bệnh tiểu đường, nhân thấy rằng polysaccharides từ nấm linh chi có thể chống lại ảnh hưởng của bệnh cao huyết áp.
Nguồn: Priya Batra, Anil Kumar Sharma, & Robinka Khajuria, Rrobing Lingzhi or Reishi Medicinal Mushroom Ganoderma lucidum (High Basidiomycetes) A Bitter Mushoom with Amazing Health Benefits, International Journal of Medicinal Mushroom, 15(2): 127-143 (2013).
https://www.dl.begellhouse.com/journals/708ae68d64b17c52,72e9ed69099c0eef,6dfb82bc1b4e287a.html